Wednesday, December 21, 2022

Tượng Ác quỷ với cái bát - Damien Hirst

Click vào hình để xem kích thước lớn

 Năm 2017, Damien Hirst, nghệ sĩ giàu có cũng như tai tiếng bậc nhất Vương Quốc Anh đã tổ chức một triển lãm quy mô với tên gọi khá thu hút, " Kho báu từ xác tàu Không thể tin được " (Treasures from the Wreck of the Unbelievable). Đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập những cổ vật có từ hàng ngàn năm là bức tượng khổng lồ - " Ác quỷ với cái bát", có tạo hình trùng khớp với nhân vật trong tranh "Bóng ma con bọ chét (The ghost of a Flea) vẽ năm 1819 bởi William Blake (page đã đề cập trong post lần trước)

Triển lãm được giới thiệu là nơi trưng bày các mẫu vật - các tác phẩm điêu khắc cổ, được trục vớt vào năm 2008 từ một một con tàu Hy Lạp (mang tên "Không thể tin nổi" - Unbelievable) gặp nạn tại vùng biển Ấn Độ Dương, ngoài khơi Đông Phi. Lần đầu tiên François Pinault, cho phép sử dụng cả 2 không gian Palazzo Grassi và Punta della Dogana cho một bộ sưu tập duy nhất.

Với tổng số 190 tác phẩm trải rộng trên diện tích hơn 5000m2 của cả 2 không gian bảo tàng kể trên, các mô tả của triển lãm khiến du khách tin rằng những người thợ lặn đã dành 10 năm để khám phá và trục vớt các vật phẩm từ vụ đắm tàu ​​cổ đại này, được mô tả là thuộc về một nô lệ được trả tự do người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Cif Amotan II (con tàu gặp nạn vào khoảng thế kỷ thứ I hoặc II sau CN). Hirst thậm chí còn công bố cả một bộ phim tài liệu về hành trình lặn biển thể hiện quá trình tìm kiếm "Khó tin".

Tất nhiên, tất cả chỉ là hư cấu.

Người chủ tàu với tên gọi, Cif Amotan II là đảo chữ của “Tôi là hư cấu”. Cũng như khi người xem có thể cảm nhận được ngay từ đầu khi ngắm nhìn hiện vật, và đặc biệt hoàn toàn chắc chắn khi nhìn thấy "cổ vật trục vớt" với đầy sinh vật biển bám quanh có hình... chuột Mickey hay chó Goofy

Hirst đã mất hơn 10 năm chuẩn bị cho cú lừa nửa mùa này, điều mà có thể khiến nhiều người “thấy hoặc hấp dẫn và phong phú hoặc vô nghĩa và khó chịu”, bộ sưu tập là kết quả hợp tác của Hirst với hơn 1000 nhà cung cấp trải dài từ Đức đến Nam Phi, một số tác phẩm nặng hàng tấn, tất cả đã tiêu tốn chi phí hơn 50.000.000 bảng Anh, có thể là một buổi triển lãm nghệ thuật đắt nhất từng được thực hiện bởi một nghệ sĩ đương đại.

Note theo ảnh:

1. Con quỷ với cái bát: Bức tượng hoành tráng với chiều cao hơn 8m, theo tài liệu của buổi triển lãm thì đây là phiên bản khổng lồ làm lại từ bản gốc là một tượng nhỏ làm bằng đồng, Giếng trời trung tâm của Grassi Palace trở nên khá chật chội khi phải chứa một tác phẩm lớn như vậy, có lẽ là chủ ý của Hirst khi muốn người xem khi lần đầu tiên chú ý đến nó, chỉ có thể thấy một phần, xuyên qua hàng cột hay cửa ban công, hay ngước nhìn lên khi đứng dưới chân tượng, và chỉ có thể hình dung ra tổng thể khi đã đi vòng quanh giếng trời ở cả 2 tầng lầu... điều này phần nào cũng giúp che giấu "nguồn gốc tạo hình" của tác phẩm, sự trái ngược hoàn toàn với nhân vật trong tranh gốc của Blake có kích thước khá nhỏ (21x16cm), vốn liên quan đến một sinh vật còn nhỏ bé hơn nhiều lần trong thực tế - con bọ chét.

2. Cái đầu được cắt rời và trưng bày ở một phòng riêng, giúp người xem khẳng định chắc chắn về mối liên hệ với tác phẩm của Blake, dù không hề được đề cập trong bất cứ tài liệu chính thức nào. Ở khía cạnh tích cực, ngắm nhìn 1 phiên bản 3D của Bóng ma con bọ chét, được triển khai rất công phu với các chi tiết giải phẫu tỉ mỉ ở kích thước lớn cũng là một trải nghiệm thú vị.

3. Thợ lặn tìm thấy tượng Hydra và Kali dưới đáy biển. Ảnh chụp (được dàn dựng) bởi Christoph Gerigk/ Hirst

4. Hình chiếu cạnh bên của bức tượng trong thiết kế, cho thấy rõ đây chính là phiên bản 3D Bóng ma con bọ chét của Blake. Góc nhìn mà như đã nói ở trên, không thể có được trong khuôn viên triển lãm.

5. Bức tiểu họa của William Blake vẽ năm 1819-20, The Ghost of a Flea (Bóng ma của con bọ chét) mới là nguồn gốc thực sự của bức tượng "Ác quỷ với cái bát". Tuy nhiên, nguồn gốc tượng "Demon with bowl" thường không được nhắc đến một cách chính thức.

6. Tượng Mickey phủ rêu gây nhiều bất ngờ cho người xem, đối với một số người đây chính là thời điểm họ chắc chắn về việc toàn bộ buổi triển lãm chỉ là hư cấu.

Như thường lệ, dù gây nhiều tranh cãi nhưng bức tượng "Demon with bowl" đã được cty bất động sản Knight Dragon mua lại, họ cho lắp đặt ở London, gần sông Thames, trên Bán đảo Greenwich vào tháng 3 năm 2022, sau đó bức tượng được chuyển đến khuôn viên Palms Casino Resort tại Las Vegas, trong khu vực bể bơi khách VIP.

Cloudmolding - Note tổng hợp

Sunday, December 4, 2022

The Ghost of a Flea - William Blake

Note tổng hợp thông tin về bức The Ghost of a Flea của W. Blake vẽ năm 1819
Click vào ảnh để xem ở kích thước gốc
Cloudmolding/ Lê Long - Tổng hợp, dịch



Tuesday, November 22, 2022

Cô phụ bếp (The Milkmaid) của Vermeer

Những bức tranh đã có quá nhiều người phân tích, thông tin cũng dễ tìm, tôi chỉ định note lại cho bản thân mình, nhưng sau đó nghĩ là nếu share online, thì sẽ giúp có thêm động lực (áp lực) để duy trì việc này đều đặn hơn.

Việc này cũng ko khác cày game, cày phim là mấy... hiệu quả khá giống nhau, thậm chí là tốt hơn ở chỗ khỏe hơn, dễ chịu hơn, một kiểu giải thoát khỏi mấy chuyện ngớ ngẩn của đồng loại :)), trong khi cảm giác có giá trị tích lũy hơn đôi chút nữa.
Hiệu quả tốt nhưng đi kèm thì cũng hơi ngại lúc bắt đầu, vậy nên mới cần chút động lực, áp lực. Nói vậy chứ giờ cày game, xem phim đc trọn bộ, full trophy nhiều khi cũng cần động lực ra phết ko đùa...

Vì thông tin chủ yếu tổng hợp từ tiếng Anh, nên nhiều chỗ tôi để nguyên tiếng Anh cho tiện tra về sau, dù có thể hơi buồn cười vì tên hoặc khái niệm gốc là ngôn ngữ khác
.
Những thông tin đã note lại có thể được kiểm chứng trong khả năng có thể, hoặc ở dạng đặt câu hỏi để đấy tìm hiểu thêm về sau. Có những tên, khái niệm có thể chưa hiểu chính xác nhưng là những từ khóa quan trọng cần nhớ... và vì là luôn đi kèm cảm nhận cá nhân nên mang tính thời điểm, thể hiện cách hiểu và xu hướng cá nhân, mối bận tâm cá nhân ở thời điểm đó. 








Sunday, November 13, 2022

Đàn hạc trắng - Walter Leistikow




Được vẽ vào cuối những năm 1890, Đàn hạc trắng là ví dụ tuyệt vời về khả năng miêu tả bầu không khí đầy chất thơ của Walter Leistikow, một trong những họa sĩ vẽ phong cảnh quan trọng nhất của Đức thời kỳ Hiện đại

Sau khi bị đuổi khỏi Học viện Hàn lâm Nghệ thuật Phổ vì 'thiếu tài năng', cùng với việc tranh của ông và Edvard Munch bị từ chối tại các triển lãm hàng năm của Hiệp hội nghệ sĩ Phổ, Leistikow bắt đầu tìm cách gây dựng không gian nghệ thuật của riêng mình. Ông cùng với Max Liebermann đã thành lập Hiệp hội XI vào năm 1892, cũng như Nhóm Berlin ly khai năm 1898 nhằm công khai ủng hộ những xu hướng nghệ thuật bị chối bỏ bởi giới Hàn lâm Phổ (được bảo trợ bởi Hoàng đế Wilhelm II)

Trong suốt sự nghiệp của mình, Leistikow tập trung vào vẽ phong cảnh, đối tượng chính của ông là vùng nông thôn quê hương của mình, các hồ và rừng ở Grunewald và vùng Brandenburg, cùng với đường bờ biển của SyltRügen. Phong cảnh cách điệu của ông là sự pha trộn giữa chủ nghĩa tự nhiên và trừu tượng, chủ nghĩa Ấn tượng với màu sắc biểu đạt cảm xúc dị biệt. Ông dường như cố gắng nắm bắt bầu không khí thông qua trò chơi của ánh sáng và bóng tối, khám phá các hiệu ứng của sự tương phản trong những cảnh nắng và hoàng hôn mờ đục.

Leistikow từng là học trò của họa sĩ người Na Uy Hans Gude, người thường vẽ phong cảnh men theo bờ biển RügenMecklenburg-Vorpommern, đồng thời đã đến ParisScandinavia để gặp gỡ, tiếp thu những trào lưu nghệ thuật đương đại khác nhau nhằm lấy cảm hứng và làm phong phú thêm tác phẩm của mình.

Bức Đàn hạc trắng thể hiện rõ ràng mối quan hệ với nghệ thuật Bắc Âu đương đại, cũng như những bức tranh 'phong cách Nhật bản' (Japonisme) tại Paris được lấy cảm hứng từ tranh khắc gỗ Nhật Bản của các nghệ sĩ như HokusaiHiroshige.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của bầy hạc trắng (quang cảnh mà có thể ông đã tận mắt chứng kiến khi đang vẽ dọc Bờ biển Baltic) chúng còn là biểu tượng của lòng trung thành, tuổi thọ, vận may, hạnh phúc và thành công trong nghệ thuật Á Đông. Nhất là khi bức tranh được vẽ vào đêm trước buổi ra mắt nhóm Berlin ly khai, khiến nó hoàn toàn có thể đã được tạo ra như một tấm bùa hộ mệnh cá nhân của họa sĩ.

-Cloudmolding- (Theo Sotheby's)

Thursday, October 22, 2020

Mozart - Symphony no.41 "Jupiter", C major, K551

Đĩa CD mua hồi đầu Đại học ở một hàng trên Khâm Thiên 

"
Sáng tác khí nhạc vĩ đại nhất trước cách mạng Pháp" - nhận định của George Grove về Giao hưởng số 41, giọng Đô trưởng, K551 của Mozart là khá chính xác với một người như mình, ấy là kiểu người nghe nhạc sau bao nhiêu năm thì vẫn ko mấy hứng thú với âm nhạc "trước Beethoven" - mà chính xác hơn là trước Giao hưởng số 3 của Beethoven, bởi dường như tất cả chúng đều gần như một màu, na ná nhau về cảm xúc và chỉ là một tập hợp các chương nhạc rời rạc.

Ngay với 41 giao hưởng của Mozart, số lượng tác phẩm thực sự có chất lượng và quy mô không nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay (kể đến như Giao hưởng số 29, 31, 35, 37, 38 và loạt 39, 40, 41), một phần trong số còn lại thực sự chỉ đáng kể khi biết đến độ tuổi của người tạo ra chúng. 


Nằm trong bộ 3 giao hưởng (39, 40, 41) cuối đời của nhạc sĩ, sáng tác cùng vào mùa Hè năm 1788, (hoàn toàn bí ẩn bởi không tìm thấy tài liệu nào nhắc đến mục đích và lý do sáng tác 3 giao hưởng này, điều mà hiếm gặp với Mozart) giao hưởng số 41 có quy mô và độ phức tạp vượt trội đã giúp cho một bộ phận người yêu nhạc có niềm tin về năng lực sáng tạo thực sự toàn diện của Mozart, không chỉ nổi trội với những sáng tác nổi tiếng bởi sự đơn giản, rõ ràng mang màu sắc trữ tình tươi sáng mà còn đầy tiềm năng với những tác phẩm sâu sắc mang nhiều sức nặng như Giao hưởng số 41, tác phẩm được xem là thể hiện tận cùng khả năng sáng tác khí nhạc của Mozart với nhiều tương phản và sự đa dạng cảm xúc nhất, được tổ chức sắp xếp thống nhất trong 1 tác phẩm quy mô so với những sáng tác cùng thời.
 

Những sáng tác ở giai đoạn 5 năm cuối đời, từ các opera kinh điển cho đến bộ 3 giao hưởng, thực sự gây tò mò về một Mozart có thể sẽ rất khác ở các giai đoạn tiếp theo nếu ông ko ra đi khi mới 35 tuổi, bởi cũng ở cùng độ tuổi đó, Beethoven mới chỉ có trong tay Giao hưởng số 3, còn Brahms thì vẫn đang trăn trở trong quá trình sáng tác Giao hưởng số 1

 

Do đó mà giao hưởng 41 được xem như dọn đường hay dự báo sớm những giao hưởng đầy tính cách mạng sau này của Beethoven, đặc biệt là Giao hưởng số 3 "Eroica", tác phẩm được truyền cảm hứng trực tiếp từ CM Pháp 1879 - Là dấu ấn quan trọng trong bước chuyển giữa trào lưu Cổ điểnLãng mạn trong âm nhạc, được Beethoven sáng tác ở độ tuổi khi mà Mozart đột ngột phải chấm dứt sự nghiệp.

 

Một điều thú vị nữa đối với mình là chất liệu âm nhạc trong Giao hưởng số 41 không có nhiều sáng tạo nguyên bản về chất liệu âm nhạc, Chương 1 với cấu trúc Sonata, xuất hiện đoạn trích dẫn giai điệu từ aria "Un bacio di mano" (Nụ hôn trên tay) K541 do chính Mozart viết từ trước đó, đây vốn là một aria được ca sĩ đặt hàng, mục đích chèn thêm vào trong quá trình diễn một vở opera chính mà ca sĩ đó tham gia, trong trường hợp này là vở opera Le gelosie fortunate (Nhng k gen tuông may mn) của Pasquale Anfossi (nhc sĩ người Ý 1727-1797) công diễn từ năm 1786 . Việc chèn thêm các aria được đặt hàng sáng tác riêng có mục đích giúp phô diễn hết khả năng của ca sĩ chính, một hành động khá phổ biến trong giai đoạn mà vị thế của ca sĩ nhiều khi còn lớn hơn nhạc sĩ sáng tác. Trích dẫn này làm dấy lên những câu hỏi về mục đích, tính cần thiết của hành động này khi đặt một giai điệu từ thế giới hài kịch bông đùa vào một tác phẩm giao hưởng sâu sắc?!

 

Kế đến là chủ đề chính của chương kết, một motif 4 nốt vốn xuất hiện nhiều lần trong các sáng tác âm nhạc cùng thời*, như Giao hưởng số 28 của Michael Haydn (trong chương cuối – chương 3 cũng là 1 chương Fuga) và số 13 của Joseph Haydn (mở đầu chương 4), mà nếu truy dấu xa hơn, có thể đã xuất phát từ khúc thánh ca không nhạc đệm (plainchant) từ thế kỷ 14.

 


Tuy nhiên dưới bàn tay sáng tạo của Mozart, chương kết fuga 5 bè ứng với 5 giai điệu, với chủ đề mở đầu “vay mượn” này đã trở thành một điểm nhấn nổi bật không chỉ trong bản giao hưởng số 41, mà còn trong toàn bộ sáng tác khí nhạc của nhạc sĩ. Bất kể chất liệu âm nhạc có nguyên bản hay không, người nghe nhanh chóng bị cuốn vào dòng chảy bất tận của chương nhạc, với nguồn năng lượng đặc biệt, thể hiện thông qua quá trình phát triển của từng chủ đề từ riêng biệt, hoặc kết hợp giữa 2, 3 chủ đề, luân chuyển tiếp nối năng lượng giữa các bè của bộ gỗ… cho tới đoạn Coda với tất cả sự phức hợp ngập tràn cảm xúc.

 

Chương 2 cũng với cấu trúc Sonata, tính chất như 1 chương sarabande (vũ khúc nhịp 3) ở giọng Pha trưởng (F major)Chương 3 Meunuetto: Allegretto - Trio điển hình theo đúng cấu trúc Giao hưởng Cổ điển, cùng với những yếu tố “vay mượn” và sáng tạo kể trên, đã khiến Giao hưởng số 41 trở thành Giao hưởng tiêu biểu nhất của thời kỳ Cổ điển bởi hội tụ, kế thừa và phát huy các yếu tố quen thuộc và đặc trưng, nhưng ở quy mô, độ phức hợp và cảm xúc có nhiều khác biệt, một sáng tác mà theo nhiều người là tập trung toàn bộ tinh hoa, kỹ năng của nhạc sĩ tích tụ trong suốt sự nghiệp.

 

Gần 50 năm sau, Schumann chia sẻ cảm nhận về chương cuối Fuga của Giao hưởng số 41 là tuyệt tác không cần phải diễn giải, tương tự như nhiều sáng tác khác của Beethoven hay Shakespeare.


*Trong thư từ trao đổi với bố mình, Mozart đã nhờ ông gửi tổng phổ của các giao hưởng mới nhất, với những chương fuga của anh em Haydn từ Sazlburg

 

Giao hưởng này nằm ở vị trí thứ 20 trong Danh sách 20 giao hưởng được yêu thích nhất mọi thời mà mình làm theo phong trào của anh em Nhaccodien.vn, đầu tiên bởi như bài viết, nó xứng đáng đại diện cho tất cả các sáng tác Giao hưởng trước CM Pháp với âm nhạc và cảm xúc nó mang lại, sau đó thì có lẽ album nhạc cổ điển đầu tiên đáng nhớ đối với mình chính là Leonard Bernstein chỉ huy dàn Vienna philharmonic trình diễn Giao hưởng 40 và 41 “Jupiter” của DG, vẫn nhớ mua được trên Khâm Thiên từ hồi mới vào Đại học mà dành không ít thời gian nghe đi nghe lại trên cái dàn máy JVC cũ. Vì thế nếu phải chọn bản thu theo như “luật chơi” của web thì chắc cũng sẽ là sự kết hợp này... dù ở trên chỉ có thể chia sẻ phiên bản của Lorin Maazel vì chất lượng video và diễn giải cũng rất ổn. 


Lê Long - nhaccodien.vn 

Wednesday, January 1, 2020

Dạ khúc với đen và vàng, pháo hoa rơi - James Whistler



Vẽ khoảng 1875 (1872-1877) hiện đang trưng bày tại Detroit Instituete of Arts
Chất liệu: Sơn dầu | Kích thước: 60.3 x 46.6 cm
~
Đầu năm nghĩ đến tranh… có chủ đề pháo hoa, đây là bức mình đã "lướt qua" nhiều lần trong sách của David Piper mà dịp này muốn tìm hiểu thêm.
~
Bản thân mình mới chỉ biết đến Whistler qua:
  • Tranh chân dung mẹ họa sĩ (khá kết vì hòa sắc và value sâu) với tên gốc là "Biên khúc với màu xám và đen số 1" (1871)
  • Cách đặt tên tranh giống như tác phẩm âm nhạc, như "Giao hưởng của màu trắng, số 1", "Dạ khúc", "Biên khúc"
~
Với âm nhạc cổ điển, phần lớn là âm nhạc "tuyệt đối", một giao hưởng, biên khúc, dạ khúc… với tiêu đề thể hiện quy mô, cấu trúc, hình thức hay một xu hướng cảm xúc nhất định nhưng về bản chất là  trừu tượng, dù người nghe có thể tự hình dung ra những hình ảnh vật lý gắn với suy tư của mỗi người, mỗi thời điểm, nhưng bản thân những hòa âm, giai điệu đó vốn ko có mục đích miêu tả những hình ảnh cụ thể, ko bị ràng buộc với những hình ảnh cụ thể cho trước, do đó ko có đúng sai hay đòi hỏi tính chính xác, cảm nhận và liên tưởng là không giới hạn.
~
Whistler đặt tên tranh giống với các sáng tác âm nhạc cổ điển cũng là thể hiện mong muốn mọi người nhìn nhận hội họa cũng như âm nhạc.
Từ trái sáng phải:
Giao hưởng của màu trắng, số 1, Biên khúc với màu xám và đen số 1
~
Chính vì thế, Dạ khúc với đen và vàng, pháo hoa rơi (gọi tắt là"pháo hoa rơi") là ví dụ tiêu biểu cho phong trào "Nghệ thuật Vị nghệ thuật" (I'art pour I'art" - slogan gốc tiếng Pháp) được GautierBaudelair khởi xướng.
~
"Nếu một người được xem là họa sĩ có thể mô phỏng được cây, hoa hay bất cứ bề mặt nào anh ta thấy trước mắt với độ chân thực thuyết phục, vậy thì nghệ sĩ vĩ đại nhất hẳn phải là một nhiếp ảnh gia. Vì thế nên nhiệm vụ của họa sĩ là phải làm được điều hơn thế" - Whistler
~
Vị nghệ thuật với Whistler mang nghĩa bản thân bức tranh với mảng màu, hòa sắc và đường nét, hình thể của có đời sống riêng và ý nghĩa riêng, tự nó hoàn tất ý nghĩa tồn tại dù có thể không ẩn chứa thông điệp hay ý nghĩa mang tính văn học, một bức tranh không cần phải là một ẩn dụ, hoán dụ, ẩn ý cho một chuyện kể hay ám chỉ đạo đức. Tự thân bố cục với màu sắc, đường nét, hình thể sẽ tạo nên những cảm xúc và suy tư nhất định.
~
Bức tranh có thể mang những phức cảm bên ngoài khả năng diễn đạt thông thường. Dù chưa đạt đến mức như hội họa trừu tượng sau này khi tranh ông vẫn dựa vào bối cảnh thật, nhưng qua đó phần nảo giải phóng hội họa khỏi xu hướng mô phỏng, ko còn đòi hỏi về tính chính xác mà thiên về đề cao khả năng nắm bắt, khơi gợi những suy nghĩ sâu bên trong của con người trong một khoảnh khắc.
3 bức Dạ khúc khác của Whistler
~
Nằm trong loạt tranh với tiêu đề Dạ khúc, là bức dạ khúc cuối gắn với bối cảnh London và được xem là tác phẩm nổi bật ở giai đoạn giữa trong sáng tác của Whistler.
~
Bức tranh gần như là trừu tượng này, được vẽ dựa trên quang cảnh nhìn từ vườn Cremorne, khu vực công cộng khá nổi tiếng bên sông Thame, Chelsea, London, bên trên là đốm sáng pháo hoa rơi trong màn sương mù trời đêm.
~
Bức tranh nổi tiếng một phần bởi vụ kiện giữa Whistler và nhà phê bình hàng đầu của thời đại Victoria là John Ruskin diễn ra năm 1877 khi họa sĩ đâm đơn kiện Ruskin tội bôi nhọ, phỉ báng sau khi ông này lên án bức "pháo hoa rơi" là "một xô màu hắt vào mặt công chúng mà lại có giá tới 200 guinea"
~
Tranh Ấn tượng: Mặt trời mọc với Monet và Leroy
Note là 3 năm trước, 1874,  Louis Leroy đã cho "ra đời" hội họa "Ấn tượng" với bài báo tiêu đề "Buổi triển lãm của các họa sĩ ấn tượng" khi nhạo báng bức tranh  của Monet gần như cũng với tính chất tương tự.
~
Những chỉ trích của Ruskin đã khiến tranh của Whistler mất giá nhanh chóng, nhiều người thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi sở hữu tranh của Whistler, nguyên nhân chính khiến họa sĩ đâm đơn kiện, ông đã mong thu hồi được trên 1000 bảng Anh và với phán quyết chính thức của tòa án sẽ giúp ông lấy lại vị thế, nhưng vụ kiện bị trì hoãn nhiều năm do  sức khỏe của Ruskin khiến tình hình tài chính của Whistler ngày càng tồi tệ.
~
Căn nhà của Whistler tại Chelsea, chân dung Whistler và Ruskin 

Kết thúc với Whistler thắng kiện, nhưng phần thưởng hoàn toàn ko đáng so với những mất mát. Tòa kết luận chi phí quá trình kiện tụng sẽ chia đều cho cả 2. Chi phí cho vụ kiện công với những khoản nợ do Whisler đầu tư xây "Nhà trắng" tại Chelsea đã khiến ông phá sản năm 1879, đấu giá toàn bộ tác phẩm, bộ sưu tập và nhà cửa.


Lê Long note